Thắc mắc: Mở quán cafe nhỏ cần chuẩn bị những gì?

Có rất nhiều loại cafe mang các hương vị khác nhau, vì thế bạn nên lập menu có đầy đủ các loại cafe phổ biến và đưa ra một số loại có hương vị khác biệt, tạo nét

Với những bạn đam mê kinh doanh, là một ý tưởng khá thú vị. Tuy nhiên để mở 1 quán cafe thu hút khách và có lãi thì không phải là điều đơn giản. Để mở 1 quán cafe, ban đầu bạn cần chuẩn bị các bước như sau.

1. Học hỏi, am hiểu về cafe

Muốn mở 1 quán cafe, dù là quy mô nhỏ hay lớn, chắc chắn bạn phải có kiến thức, am hiểu về nó, phải là người sành uống cafe, biết cafe ngon hay dở, cách pha cafe thế nào chuẩn nhất…

Trước khi mở quán cafe hãy học hỏi tất cả về cà phê, từ đặc tính của cây, các giống cà phê, tên các trang trại, kiểu cốc và cách pha thường dùng… Nếu cần bạn có thể nhờ 1 chuyên gia để có lời khuyên tốt nhất.

Khi có đam mê và kiến thức về cafe, bạn sẽ tự tin hơn với quán của mình cũng như truyền đam mê, sự yêu thích đó cho nhân viên của mình để pha chế nên những cốc cafe ngon hơn.

2. Chuẩn bị vốn

Kinh doanh luôn cần có vốn ban đầu. Mở quán cafe bạn phải có vốn tương đối lớn, ít nhất từ 50 triệu trở lên. Đó là số tiền bạn tiết kiệm, đi vay, hay được tài trợ từ một nguồn nào khác… nhưng phải xác định rõ mình có chính xác bao nhiêu, điều này sẽ chi phối đến việc chọn thuê địa điểm, thuê nhân viên và vật dụng của quán sau này.

Vốn được dùng cho 2 loại chi phí chính như sau:

Chi phí cơ sở: Chi phí cọc mặt bằng, chi phi thiết kế và thi công quán, chi phí các vật dụng, chi phí nhân công…

Chi phí duy trì: Chi phí này rất quan trọng, vì những tháng đầu mới khai trương cần PR cho quán, thu hút khách hàng, chi phí các hóa đơn hàng tháng như: chi phí mặt bằng, điện, nước, internet, điện thoại, nhân viên, thức uống, lương thực, thực phẩm, quà tặng khuyến mãi. Và thêm cả vốn dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh.

3. Xác định đối tượng khách hàng, nghiên cứu đối thủ

Một công việc không thể thiếu khi kinh doanh là nghiên cứu thị trường và đối thủ. Việc kinh doanh thành hay bại một phần cũng do quá trình nghiên cứu lựa chọn thị trường, đối tượng khách hàng cũng như nghiên cứu đối thủ của bạn giai đoạn đầu.

Hãy nghiên cứu các quán khác trong phạm vi vài chục km và để ý đến các quán mới mở. Xem họ kinh doanh những gì, sản phẩm có gì độc đáo riêng, có nhiều khách không, đối thủ có gì được và chưa được…

Xác định đối tượng khách hàng khi kinh doanh cũng rất quan trọng, đó là đối tượng phục vụ chính, quy định sản phẩm và trang trí thiết kế phong cách quán phù hợp sau này… Bạn nên xem xét sẽ hướng đến phục vụ đối tượng là sinh viên, giới viên chức, người kinh doanh, tuổi teen hay trung niên…

4. Lên ý tưởng và lựa chọn phong cách cho quán

Sau khi xác định đối tượng khách hàng tiềm năng chính, bạn phải lên ý tưởng và lựa chọn phong cách cho quán cafe của mình. Bạn sẽ kinh doanh loại hình cafe nào? Cafe công sở, Cafe bóng đá, Cafe cá tính (độc đáo), Cafe vườn, cafe bình dân, cafe cóc, cafe thưởng thức sành sỏi…

Lựa chọn và thiết kế phong cách quán phù hợp với đối tượng và ý tưởng kinh doanh đã đặt ra. Bạn có thể dùng các bức tranh sơn dầu hay vẽ tranh tường để trang trí thêm phần đẹp mắt và hấp dẫn khách hàng.

5. Lựa chọn mặt bằng, thuê địa điểm

Địa điểm luôn là yếu tố tiên quyết cho việc thành công của quán café. Một địa điểm không thuận lợi có thể khiến công việc kinh doanh thất bại.

Nếu có thể bạn nên lựa chọn địa điểm nằm gần trường học, siêu thị, trung tâm thương mại, công ty… sẽ là lợi thế, nhiều người qua lại và có cơ hội có khách hàng nhiều hơn.

Đây là một công việc đòi hỏi sự tìm kiếm lâu dài chứ không phải một sớm một chiều. Bạn có thể “nhắm” một vài địa điểm và theo dõi, quan sát hàng ngày xem lượng xe cộ hoặc người đi ngang qua mỗi giờ có đông không, có nhiều người có nhu cầu tìm nơi uống nước, nghỉ ngơi, ngắm đường phố không, có chỗ đỗ xe rộng rãi không, view nhìn ra có ok không…

Những yếu tố đó sẽ quyết định đến việc kinh doanh của bạn, do đó cần cân nhắc và nghiên cứu kỹ để không phải hối hận sau này.

6. Hoàn tất các thủ tục pháp lý

Trước khi mở quán cafe, bạn cần đến phường, xã nơi bạn định mở quán làm giấy phép kinh doanh, cần hoàn tất quá trình xin cấp giấy phép của chính quyền sớm nhất để quán được đi vào hoạt động đúng như kế hoạch.

Quán cafe bình dân chỉ đóng thuế khoán dưới hình thức Hộ kinh doanh cá thể.

7. Vật dụng cần thiết và nhân viên

Để mở quán cafe, dù quy mô nhỏ hay lớn, bạn cần tính đến các vật dụng cần thiết ban đầu cũng như nhân viên.

Các vật dụng cơ bản cần có như: ly, tách, dụng cụ pha chế, chén, đĩa, cà phê, nước ngọt, thức ăn, đồ uống… lên một danh sách những gì nên mua và phải mua, sau đó tìm đơn vị cung cấp giá mềm và lâu dài cho bạn để có giá tốt nhất.

Về nhân viên, nếu ban đầu mở quán nhỏ, chưa cần nhiều nhân viên bạn chỉ cần có người pha chế đồ uống chuyên nghiệp và đẹp mắt, nhân viên phục vụ, bảo vệ coi giữ xe. Sau này sẽ mở rộng thêm người cho quán.

Quan trọng nhất là chất lượng cafe, nhân viên pha chế cần giỏi và am hiểu sản phẩm, cafe có ngon mới thu hút khách hàng và có khách quen lâu dài. Do đó cần chọn người pha chế có kinh nghiệm và sành cafe.

8. Lập menu, định giá hợp lý

Lập menu: Có rất nhiều loại cafe mang các hương vị khác nhau, vì thế bạn nên lập menu có đầy đủ các loại cafe phổ biến và đưa ra một số loại có hương vị khác biệt, tạo nét đặc trưng riêng cho quán. Nếu được bạn nên cho thêm 1 số thức uống khác vì không phải ai vào quán cũng uống cafe.

Về việc định giá: Hãy tính toán bạn phải bán bao nhiêu cốc cà phê mỗi ngày mới hòa vốn, giá bao nhiêu mỗi cốc thì bạn mới có lãi? Chi phí thay thế sản phẩm là bao nhiêu? Chi phí giao hàng là bao nhiêu?…

Có 1 quy chuẩn về giá cả khá hay cho những ai mở quán: “Nếu tất cả mọi người đều phàn nàn về giá cả, tức là nó quá cao. Nếu chẳng ai phàn nàn, tức là quả thấp. Còn khi chỉ có vài người kêu ca, tức là bạn đã định giá hoàn hảo”.

9. Quảng bá quán cafe

Sau khi có quán cafe tương đối của mình, hãy quảng cáo nó để thu hút khách hàng.

Bạn nên thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu cho quán, bao gồm: menu, name card, logo, tên quán, website…thống nhất, chuyên nghiệp và khách dễ ghi nhớ.

Giai đoạn đầu mở quán có thể quảng cáo trên Facebook cá nhân, mạng xã hội khác, lập website đơn giản hoặc tham gia các diễn đàn… Ngay từ đầu quảng cáo cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân… để ngày khai trương của bạn đã có những khách ủng hộ tinh thần bước đầu.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *